Cúng ông công – ông táo
top of page

Cúng ông công – ông táo

Updated: Nov 16, 2022

Lễ cúng ông Táo

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng ông Táo phải có lễ tiễn vào ngày 23 tháng Chạplễ rước vào ngày 30 Tết.


Lễ tiễn ông Táo về trời

Vào ngày 23 tháng Chạp, người Việt thường sẽ làm lễ cúng tiễn đưa ông Công ông Táo về chầu trời. Mâm cúng ông Công ông Táo tùy theo phong tục của mỗi địa phương, thường sẽ bao gồm gạo, muối, vàng mã,… Đặc biệt, người dân tin rằng cá chép chính là phương tiện đưa ông Táo về trời, vì vậy lễ cúng không thể thiếu một đôi cá chép.


(ảnh mạng)


Cúng ông Táo là một tục lệ không thể thiếu trước thềm năm mới của người Việt Nam. Lễ cúng cần được chuẩn bị kĩ càng từ lễ vật đến văn khấn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết nên chuẩn bị gì, bài văn khấn sao cho chuẩn. Vì vậy, bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này, cung cấp tất tần tật về văn khấn cúng ông Táo cũng như mâm lễ cúng chuẩn chỉnh nhất cho ông.


Ý nghĩa cúng ông táo

Ông Táo hay còn gọi là Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão gia Trung Quốc nhưng được người Việt chuyển thành sự tích hai ông – một bà: vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc chính là ông Táo. Người Việt rất ngưỡng mộ lòng chung thủy của ông Táo và mong muốn thờ cúng ông Táo thì sẽ được ông giúp họ “giữ lửa” trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.


(ảnh mạng)


Ông táo là vị thần cai quản mọi hoạt động trong nhà, là vị thần quyết định sự may, rủi, hạnh phúc của gia chủ, là người ngăn cản sự xâm phạm của quỷ ma, giữ bình yên cho mọi người. Vì vậy tục cúng ông Táo có ý nghĩa vô cùng to lớn: cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, hạnh phúc, bình an.


(ảnh mạng)


Truyền thuyết kể rằng hằng năm vào ngày 23 tháng chạp, ông Táo sẽ về trời tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Vì vậy, mỗi gia đình sẽ làm một lễ nhỏ để tiễn ông Táo về chầu Ngọc Hoàng, cảm ơn ông đã giúp đỡ cho gia đình mình trong suốt một năm đã qua. Cúng ông Táo vì vậy mà cũng trở thành một nét văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam.


Cúng ông Táo vào ngày nào?

Lễ cúng ông Công ông Táo có thể bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Theo đó, gia chủ nên lựa chọn cúng ông Táo vào các khung giờ: 5h-7h hoặc 9-11h hay 11h-13h.

(ảnh mạng)


· Cúng từ 5-7h sáng ngày 23 tháng chạp là giờ Mão – giờ Đại An. Vào giờ này sẽ có ngụ ý nhờ Táo quân mang đi những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Ngoài ra, tiến hành nghi lễ cúng vào giờ này sẽ mang tới sức khỏe tốt lành, sự bình an cho gia chủ.

· Cúng từ 9-11h ngày 23 tháng chạp là giờ Tỵ – giờ Tốc Hỷ. Tiễn ông Táo lên chầu trời vào khung giờ này, ông Táo sẽ mau chóng đem về những chuyện may mắn vui vẻ, hứa hẹn một năm mới cả gia đình sẽ có nhiều niềm vui, loại bỏ những xui xẻo.

· Còn cúng vào khung giờ 11-13h ngày 23 tháng Chạp là giờ Ngọ, là thời điểm các vị Thần quy tụ để chuẩn bị về trời, đây cũng là thời điểm nên lựa chọn để cúng ông Táo.


Mâm cúng ông Táo đầy đủ

Bạn cần chuẩn bị lễ vật đầy đủ cho ông Táo. Lễ vật cúng truyền thống thường có:


(ảnh mạng)


· Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn.

· Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được.

· Tiền vàng.

· 1 chiếc áo.

· 1 đôi hia bằng giấy.

· 1 mâm cúng nhỏ.


(ảnh mạng)


Mâm cúng ông Táo bạn có thể tham khảo:

· Thịt heo luộc.

· Gà luộc hoặc quay.

· Đĩa rau xào.

· Hành muối.

· Xôi gấc.

· Giò heo.

· Canh mọc.

· Cá chép nướng.

· Trái cây tươi, trà, rượu, trầu cau,….


(ảnh mạng)


Văn khấn cúng 23 tháng chạp đưa ông táo về trời chuẩn nhất

Không chỉ chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ, bạn còn cần chuẩn bị bài văn khấn khi cúng. Dưới đây là những gợi ý bài văn khấn cúng 23 tháng chạp, đưa ông Táo về trời chuẩn nhất

Bài văn khấn ( lưu truyền trong dân gian):


(ảnh mạng)


Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!


Những lưu ý cần biết khi cúng ông Táo, tránh mạo phạm

  • Thực hiện lễ cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp.

  • Không đặt mâm cúng dưới bếp: bạn phải đặt mâm cúng ở bàn thờ chính trong nhà.

  • Không nên thả cá chép từ trên cao xuống, phải thả nhẹ nhàng, từ từ.

  • Luôn thành tâm khi thực hiện lễ cúng.

(Nguồn theo bài của sangom)

7 views0 comments
bottom of page